Răng số 3 thuộc nhóm răng phía trước thường lộ ra khi cười hay giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, việc mất răng số 3 sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn, thậm chí còn tác động tiêu cực đến cấu trúc cung hàm.
Vậy thì răng số 3 là răng gì? Mất răng số 3 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính thẩm mỹ?
Hãy cùng mình và AVA Dental đi tìm hiểu về những câu hỏi này nhé.
Bài viết “Răng số 3” được tư vấn bởi Bác Sĩ Minh Hoàng – Bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt Ava Dental chuyên khoa răng hàm mặt – Răng sứ thẩm mỹ, Veneer & Invisalign, Implant, với hơn 10000 giờ lâm sàng luôn hết lòng phụng sự vì sứ mệnh lấy lại sự tự tin và trao cho khách hàng nụ cười rạng rỡ.
Răng số 3 là gì trong hệ thống đánh số răng của con người?
Chắc rằng, răng số 3 là răng nào trong hệ thống răng là câu hỏi khiến nhiều bạn quan tâm. Vậy hãy cùng mình giải đáp thắc mắc này nhé.
Răng số 3 chính là chiếc răng nanh ở trên cung hàm, tính từ vị trí răng cửa chính giữa thì răng nanh có số thứ tự là 3. Chiếc răng này nằm ngay sát nhóm răng và nằm cạnh răng hàm số 4.
Hướng dẫn liên quan: Răng số 4 là gì? Làm gì khi mất hoặc hư răng số 4
Trên cung hàm sẽ có 4 chiếc răng nanh chia đều 2 răng nanh ở hàm trên và 2 răng ở hàm dưới, chúng nằm ở vị trí đối xứng nhau qua trục thẳng đứng ở răng cửa.
Theo bác sĩ Minh Hoàng:
“Chiếc răng số 3 này thường dài và nhọn hơn các răng khác trên cung hàm. Chúng có vai trò quan trọng trong việc ăn, nói, duy trì hình dạng của môi và giúp các răng khác mọc đúng vị trí.
Ngoài ra, chiếc răng này còn có vai trò liên kết các răng còn lại trên cung hàm nhằm duy trì vị trí của răng hàm trên và răng hàm dưới để răng mọc đúng vị trí”.
Các bạn có thể thấy, răng số 3 là răng rất quan trọng trong quá trình ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn.
Vậy răng số 3 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?
Răng số 3 thường xuất hiện ở tuổi bao nhiêu?
Theo bác sĩ Minh Hoàng :
“2 chiếc răng nanh đầu tiên thường mọc ở hàm trên khi bé được khoảng 16 tháng tuổi, sau đó mọc tiếp 2 răng nanh khi được 23 tháng tuổi. Đến khoảng 9 – 12 tuổi là khoảng thời gian trẻ bắt đầu thay răng nanh”.
Việc mất răng số 3 sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Vậy những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 3 là gì?
Có những vấn đề nha khoa thường gặp liên quan đến răng số 3?
Theo bác sĩ Minh Hoàng, những vấn đề liên quan đến răng số 3 cụ thể về:
- Khả năng cắn và xé thức ăn kém làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai khiến thức ăn đưa vào dạ dày sẽ không được nghiền nát.
- Tiêu xương hàm: Xương hàm tại vị trí răng số 3 khi không còn lực tác động sẽ dẫn đến tiêu xương. Lúc này việc điều trị sẽ tốn nhiều chi phí hơn khi phải ghép xương hàm.
- Lão hóa sớm: Tiêu xương sẽ làm cho răng bị chảy xệ gây tình trạng lão hóa sớm
- Xô lệch răng: Khi các răng bên cạnh không được nâng đỡ bởi răng số 3, trong quá trình ăn nhai có thể gây xô lệch.
- Gây ra các bệnh lý răng miệng: Mất răng khiến bạn khó vệ sinh hơn từ đó xuất hiện các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, tụt nướu,…
- Mất tự tin khi giao tiếp, nói cười: Răng số 3 có vị trí phía ngoài nên khi nói cười dễ bị lộ, nếu mất răng có thể khiến bạn mất tự tin khi nói cười.
Như đã nói ở trên, việc mất răng số 3 sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về khả năng ăn nhai cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
Chính vì vậy, việc chăm sóc và vệ sinh răng số 3 cực kì quan trọng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc răng và vệ sinh răng số 3 như thế nào cho đúng cách nhé!
Cách chăm sóc và vệ sinh răng số 3 như thế nào?
Bác sĩ Minh Hoàng đưa ra tư vấn cụ thể về cách chăm sóc và vệ sinh răng số 3 tại nhà như sau:
- Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm.
- Sử dụng kem đánh răng với lượng fluor phù hợp.
- Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi ba tháng.
- Sử dụng lực ăn nhai vừa phải, tránh ăn các loại thức ăn quá cứng hoặc quá nóng để không làm gãy, vỡ răng số 3.
- Mang dụng cụ bảo vệ hàm răng và không hút thuốc lá.
- Khám nha khoa ít nhất 2 lần mỗi năm
- Dùng chỉ nha khoa đẻ nhẹ nhàng lấy đi những mẩu thức ăn nhỏ bị nhét vào trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu răng. Khi kẽ răng được làm sạch hoàn toàn thì mảng bám, tình trạng kích thích nướu và viêm nhiễm sẽ giảm đáng kể.
- Chế độ ăn uống lành mạnh để cân bằng các dinh dưỡng bao gồm thực phẩm tươi như các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ ngọt cũng như thức ăn chứa nhiều axit.
Việc mất răng số 3 là việc hết sức nghiêm trọng, nó có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Hướng dẫn liên quan: Cách chăm sóc và vệ sinh răng sau bọc sứ
Vì vậy, bác sĩ Minh Hoàng khuyên bạn phải áp dụng các phương pháp trồng răng thay thế càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng không đáng có về sau. Vậy các phương pháp trồng răng như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Răng số 3 bị mất, có phương pháp trồng răng nào để thay thế?
Hiện nay, phương pháp trồng răng thay thế không còn quá xa lạ với những khách hàng gặp tình trạng về răng miệng. Tùy vào tình trạng răng và điều kiện tài chính của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trồng răng phù hợp nhất.
Sau đây là những phương pháp trồng răng phổ biến mà bác sĩ Minh Hoàng đưa ra:
Trồng răng Implant
Trồng răng implant là giải pháp hoàn hảo nhất giúp điều trị mất răng số 3 mà không tác động vào các răng kế cận, giúp bảo toàn răng thật tối đa nhất.
Bác sĩ sẽ tiến hành đặt trụ implant vào trong xương hàm, sau đó gắn khớp nối và mão sứ lên trên khi trụ đã tích hợp với xương hàm. Trong trường hợp bạn bị tiêu xương, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương tự thân hoặc nhân tạo sau đó mới ghép trụ implant.
Phương pháp này giúp khôi phục lại cấu tạo và chức năng ăn nhai như răng thật. Hơn thế, khi cấy ghép implant bạn có thể ăn nhai trong 20 năm, thậm chí lên đến trọn đời nếu được chăm sóc tốt.
Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ:
“Đây là cách khắc phục răng mất số 3 tốt nhất, đảm bảo khả năng ăn nhai, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, lão hóa sớm, khiến bạn sự tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Do đó, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín chất lượng để phục hình”.
Cầu răng
Cầu răng sứ là một cách phục hình cho răng được sử dụng khá phổ biến. Để phục hình cho răng số 3 thì răng số 2 và số 4 sẽ đóng vai trò làm trụ cầu răng.
Điều kiện để làm cầu răng sứ là răng số 2 và số 4 phải chắc khỏe để làm nền móng trụ vững cho mão sứ ở vị trí răng nanh. Nếu răng số 2 hoặc số 4 mất thì không thể thực hiện cầu răng sứ mà phải trồng răng implant.
Theo bác sĩ Minh Hoàng:
“Phương pháp cầu răng sứ có một nhược điểm mà nhiều người không hài lòng đó chính là việc mài mòn những răng bên cạnh. Ít nhiều sẽ làm cho các răng kế cận này yếu hơn trước. Bác sĩ sẽ cho bạn một lời khuyên tốt nhất về phương pháp cầu răng sứ dựa trên sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn”.
Răng giả gắn lên một khung hàm
Phương pháp này chính là thay thế răng bị mất bằng cách đặt răng giả lên một khung hàm cố định bằng sắt hoặc hợp kim khác. Khung hàm này được gắn vào các răng còn lại trong hàm bằng các kẹp hoặc các bộ phận gắn chặt.
Răng giả gắn lên hàm cố định có ưu điểm là có thể giúp duy trì cấu trúc xương hàm, giúp giảm sự di chuyển của các răng lân cận, cải thiện chức năng nhai và trả lại tính thẩm mỹ cho nụ cười.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là có thể gây ra khả năng nhiễm trùng, đau và sưng ở vùng xương hàm, thời gian lành lặn đôi khi sẽ kéo dài hơn so với các phương pháp khác.
Răng giả tháo lắp
Khá giống với răng giả gắn lên khung hàm, răng giả hàm tháo lắp và hàm cố định đều là các phương pháp thay thế răng bị mất bằng cách đặt răng giả lên một khung hàm sắt hoặc hợp kim khác.
Tuy nhiên, răng giả hàm tháo lắp được gắn lên một khung hàm nhẹ và dễ tháo lắp. Khung hàm này được gắn vào các răng còn lại trong hàm bằng các kẹp hoặc các bộ phận gắn chặt. Răng giả được gắn lên khung hàm bằng các bộ phận gắn kết, và có thể được tháo lắp ra khỏi khung hàm để làm sạch hoặc thay thế.
Về ưu nhược điểm, răng giả hàm tháo lắp có ưu điểm là dễ dàng tháo lắp để làm sạch, tiện lợi để điều chỉnh và thay thế răng giả. Tuy nhiên, bởi vì khi áp khung răng giả vào hàm thì cần phải gắn chặt, điều này dễ gây ra cảm giác đau và kích ứng cho nướu.
Bác sĩ Hoàng chia sẻ:
“Lựa chọn phương pháp nào đều phải phụ thuộc và tình trạng của hàm cũng như nhu cầu của mỗi người. Vì vậy, tôi khuyên mọi người là trước khi quyết định sử dụng phương pháp răng giả tháo lắp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để được tư vấn và lựa chọn phương pháp thay thế răng phù hợp nhất với tình trạng của mình.”
Răng số 3 có chức năng gì trong quá trình nhai và hàm răng?
Răng số 3 có vai trò như thế nào trong quá trình nhai và hàm răng răng, đây chắc hẳn là câu hỏi khiến nhiều bạn quan tâm.
Răng số 3 không chỉ đảm nhận 1 mà rất nhiều vai trò khác nhau cụ thể như:
- Chiếc răng này giữ vai trò lớn đối với tính thẩm mỹ của cả hàm răng. Tùy vào hình dáng, kích thước và cách mọc của răng nanh mà sẽ quyết định hàm răng của bạn xấu hay đẹp.
- Với cấu tạo vững chắc, răng nanh có sức chịu đựng rất cao, đảm bảo chắc chắn trước lực mạnh khi nhai.
- Răng nanh còn đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh để giảm bớt các nguy hại ảnh hưởng đến cả hàm răng.
- Do sở hữu vị trí răng mọc đặc thù, răng nanh được coi là nền tảng của cung răng với khả năng tạo hình và chức năng nâng đỡ cơ mặt.
Răng số 3 có những đặc điểm cụ thể so với các răng khác?
Vậy răng số 3 có những đặc điểm nào khác so với những chiếc răng còn lại, hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.
Chiếc răng số 3 hường dài và nhọn hơn các răng khác trên cung hàm. Chúng có vai trò quan trọng trong việc ăn, nói, duy trì hình dạng của môi và giúp các răng khác mọc đúng vị trí.
Răng số 3 cũng có tác dụng quan trọng trong việc định hướng vận động tiếp xúc của hàm dưới, giúp định hình khớp cắn.
Bác sĩ Minh Hoàng chia sẻ:
“Răng số 3 được đánh giá là răng ổn định nhất trên cung hàm của con người. Ngoài ra vì chân răng dài và khỏe nhất nên chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Độ nhô theo chiều từ ngoài vào trong giúp răng nhanh được bảo vệ tốt nhờ cơ chế tự làm sạch”.
Trên đây là thông tin chi tiết về chức năng và đặc điểm của răng số 3. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm thông tin để chăm sóc răng miệng hằng ngày.
Ngoài ra, bạn có thể tới AVA Dental – nha khoa thẩm mỹ uy tín để đánh giá, thăm khám và khắc phục kịp thời các tình trạng nếu có.